Động người xưa và rừng nguyên sinh Cúc Phương




Trên đường vào rừng nguyên sinh Cúc Phương du khách thấy hai núi đã vôi sừng sững chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, khép kín lại vùng đất giáp giới ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, tạo thành các lối chắn ngang như Quèn Thạch, Quèn Xeo, quèn Voi, quèn Đang và nhiều hang động đẹp như động Trăng khuyết, hang con Moong, động Thanh Minh, động Người Xưa v.v... Tại đây du khách sẽ được nghe một truyền thuyết kỳ thú là trong chiến dịch thần tốc năm ngày đêm xóa tan bóng thù vào đầu xuân Kỷ Dậu (1789) một đoàn quân của Quang Trung đã qua đây. Khi lên đến đỉnh đèo, một con voi đã kiệt sức và ở lại đó. Cái tên quèn Voi đã ra đời từ đấy.



Trong các hang động của rừng nguyên sinh Cúc Phương, động Người Xưa là nổi tiếng nhất. Động Người Xưa là tên gọi của hang Đăng Đắng Cúc Phương, tiếng Mường có nghĩa là Hang Dơi. Động quay hướng Đông Nam, có vòm cao 45m, trông như miệng con rồng khổng lồ có diện tích khoảng 30m2, tương đối bằng phẳng. Bên phải động còn một ngách nữa thông ra cửa khác như một lối ra. Vách đá có nhiều nhũ mà khi gõ vào có tiếng như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường. Người Mường còn gọi đây là hang Ma với truyền thuyết xưa kia vào những buổi chiều tà, ma thường hiện ra lũ lượt kéo nhau xuống lấy nước. Phải chăng đây là ảnh xạ của một thời người nguyên thủy đã từng sống ở đây?

Lần theo truyền thuyết đó và căn cứ vào những hiện vật tìm thấy ở hang năm 1966 Viện Khảo cổ học đã khai quật động Người Xưa. Kết quả khai quật cho biết người nguyên thủy ở đây đã để lại một tầng văn hóa gồm có ốc suối, ốc núi cùng xương răng động vật công cụ lao động và than tro dày tới 2m, trong đó có gốm, v.v... Nguồn sống chính của người nguyên thủy ở đây là hái lượm cốc vật, trái cây, rễ cây rừng hoang dại, bắt các loài nhuyễn thể như ốc núi, ốc suối làm thức ăn chính. Nhưng họ cũng đã biết dùng đá cuội, ba dan, riôlít, poócphinrít, đá, cát v.v... để chế tạo ra những chiếc rìu đá dùng để chặt cây, phá rừng, sáng tạo ra những chiếc nạo mỏng lưỡi để nạo vỏ cây, da thú. Họ còn nhặt trong lòng suối những viên cuội lớn để làm cối, những viên cuộ tròn để làm chày nghiền hạt. Người hang Đắng còn biết nặn đất sét và nung làm đồ đựng, những nồi vò của họ được nặn bằng tay và được chế tạo bằng bàn xoay, được trang trí vặn thừng, văn ấn vết lõm hình trăng khuyết. Điều đó chỉ rõ cuộc sống định cư của người nguyên thủy ở đây. Trong tầngvăn hóa còn tìm được xương răng các loại động vật như: vượn , khỉ, gấu, lợn rừng, hươu nai và một số loại gặm nhấm, do người nguyên thủy săn bắt được đem về hang, ăn và vứt bỏ lại, chứng tỏ săn bắt cũng giữ một vị trí xứng đáng như một nguồn thức ăn quan trọng. Người nguyên thủy ở đây chưa làm nhà mà hang. Đắng chính là "nhà" của họ. Nhưng đây không chỉ là nơi cư trú, mà còn là khu mộ táng. Ở đây còn tìm thấy 3 ngôi mộ cổ ở độ sâu 0,40m và 1,40m chôn theo tư thế nằm, ngồi xổm. Có thể đây là tục trói người chết trước khi đem chôn, vì sợ hãi "con ma" trở về làm hại người sống. Ba ngôi mộ có cấu trúc độc đáo, xung quanh xếp đá hộc, đáy rải đá răm, lại được quàn gần bếp lửa, phản ánh tâm lý muốn người chết luôn luôn gần gũi với mình, có mộ còn được rắc thổ hoàng để trang trí. Người hang Đắng đã có ý niệm về thế giới bên kia, nên đã chôn theo người chết một số công cụ sinh hoạt bằng đá và một số đồ trang sức bằng vỏ nhuyễn thể.

Khoa học đã xác minh niên đại người nguyên thủy sống ở đây cách ta 7.580 + 100 năm, thuộc nền văn hóa Hòa Bình.

Thăm xong động Người Xưa du khách sẽ được thăm rừng nguyên sinh Cúc Phương, một kiểu rừng kín thường xanh có kết cấu nhiều tầng, điển hình của những vùng thấp ở Việt Nam chưa bị bàn tay con người khai phá.Rừng nguyên sinh Cúc Phương rộng 22.200ha đây là nơi gặp nhau của các luồng thực vật di thực, có 1944 loài thực vật, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 239 loại cây ăn được, có 37 loài thực vật nằm trong sách đỏ, có nhiều cây cao to khổng lồ, đường kính thân 5-6m, chiều cao từ 40-70m như cây "chò ngàn năm", cây gù hương thơm ngát, cây xấu bạnh vè... Những dây leo thân gỗ vươn dài như những vòi bạch tuộc, túm lấy những thân cây mà trường đi hàng trăm mét. Có những dây leo thẳng xuống hai bên đường như những chiếc võng được mệnh danh "Võng rừng mưa nhiệt đới" du khách có thể nghỉ thoải mái, Du khách còn được mua "đũa kim giao" với câu chuyện tình cảm động (Truyện kể rằng ngày xưa có một nàng công chúa tên là Kim Ngân, yêu một chàng trai nghèo khó tên là Giao Thủy, nhưng bị vua cha ngăn cấm. Để thể hiện lòng chung thủy của mình, đôi trai gái đã nguyên sinh. Ít lâu sau trên mộ đôi trai gái đã mọc lên một cây, cành dài, lá thon rất đẹp, người ta dùng cành đó để vót đũa. Bấy giờ ở trong triều có nhiều phe cánh. Một hôm bọn phản nghịch đã bỏ thuốc độc vào thức ăn của vua. Vua gắp thức ăn thấy đầu đũa sủi bọt. Ngạc nhiên, nhà vua cho kiểm tra, thì biết là có thuốc độc. Vua hỏi đũa được vót từ gỗ gì. Khi được biết đũa được vót từ cành cây mọc trên mộ con mình, thì nhà vua vô cùng ân hận. Nhà vua đã đặt tên cho đũa là "đũa Kim Giao" để ghi nhớ mối tình chung thủy của đôi trai gái).

Để giúp quý khách có chuyến đi thuận tiện, hợp lí về thời gian và lịch trình khi đến Cúc Phương công ty Sinhcafe  tổ chức Du Lịch Cúc Phương xuất phát từ Hà Nội .
Hoặc chúng tôi sẽ thiết kế Tour riêng theo yêu cầu của quý khách !


Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để quý khách có chuyến đi bổ ích và vô cùng thú vị với chi phí tối ưu nhất..  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Recent Tube

Culture

Wisata

Slider

Favourite

Event

Gallery

News Scroll

Popular Posts

Pages